“Vườn

Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Mai

Mai vàng là loài sống ngoài tự nhiên và rất khỏe mạnh, nếu được sống trong môi trường tự nhiên cây sẽ tự sinh tồn theo quy luật của thiên nhiên. Cây mai vàng có thể chịu được thời tiết rất khắc nghiệt, khô cằn sỏi đá. Chỉ có điều cây mai vàng không chịu được ngập úng, cây sẽ chết từ từ. Do cây mai rất khỏe nên khi mắc bệnh cây mai vàng sẽ không chết ngay mà chết từ từ. Bệnh trên cây mai vàng không khó trị và không khó phát hiện. Chỉ cần chăm sóc kỹ, phòng ngừa tốt thì cây sẽ rất ít bệnh, bệnh trên cây mai vàng sẽ không có cơ hội phát triển.

Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Mai
Tổng Hợp Các Nguyên Nhân Gây Bệnh Vàng Lá Trên Cây Mai

1/ Thiếu hụt dinh dưỡng:

Cây thường bị vàng và rụng lá già sớm (phía dưới) hoặc vàng toàn bộ lá. Các lá non sắp trưởng thành có màu xanh nhạt, trên cây không có hiện tượng của sâu bệnh phá hại.

Biện pháp:

Nên chọn những loại phân hữu cơ – organic cao cấp. Sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng dịch trùn quế/Đạm cá. Sau đó bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng N3M – thuốc kích rễ kết hợp phân trùn quế

Thông thường mai vàng trồng chậu rất dễ thiếu vi lượng, triệu chứng lá vàng và nhỏ dần, đâm chồi rất yếu. Có thể bổ sung vi lượng cho mai vàng tốt nhất là phân trùn quế. Ngoài ra phân trùn quế còn giúp hệ rễ mai khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh tấn công. Phân trùn quế hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại như khuẩn Ecoli,…không mùi và không gây ô nhiễm môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

2/ Thiếu nước:

Do không tưới nước đầy đủ, cây thường bị héo. Thường thiếu nước luôn làm cây thiếu dinh dưỡng vì không hút được dinh dưỡng (chứ không phải thiếu phân, vì nếu bón phân đầy đủ nhưng không tưới nước đủ hoặc tưới nước không thấm, cây sẽ không hút được dinh dưỡng).

Thường các lá già bên dưới bị rụng trước. Thiếu nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng, rụng.

Biện pháp:

Đây là nguyên nhân thường gặp vào mùa khô, chúng ta nên tưới đầy đủ nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ bằng việc kết hợp bón phân trùn quế nhằm giữ độ ẩm cân bằng, đỡ công chăm. Vì đặc điểm của Phân trùn quế là khả năng ngậm nước bằng 9 lần thể tích của nó nên sẽ giữ lại được lượng nước tưới và cung cấp cho cây khi thiếu. Không gây ra úng.

3/ Dư nước:

Bộ rễ bị úng do vậy bộ lá cũng bị vàng, nếu kéo dài sẽ làm chết cây. Thường bệnh vàng lá, thối rễ cũng hay xuất hiện trên những vườn cây dư nước và có môi trường đất không thông thoáng.

Biện pháp:

Nên lên liếp cao và làm nhiều rãnh thoát nước. Còn chậu thì nên được kê lên cao

4/ Ngộ độc:

Sau giai đoạn Tết, cây mai đa phần sẽ bị ngộ độc do dư lưọng thuốc hóa học  mà người bán, nhà vườn dùng quá nhiều thuốc kích thích ra hoa. Dẫn đến cây mai bị ngộ độc.

Biện pháp:

Giải độc cho cây bằng cách tưới ngập nước cả chậu. Tiến hành xả trôi (1-2 lần) để nước hòa tan bớt lượng phân hóa học dư thừa và chảy ra ngoài. Xới tơi đất kết hợp bón phân trùn quế để cây ổn định & phát triển hệ rễ một cách tự nhiên (hệ rễ phát triển tốt thì cây sẽ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn). Do pH trung tính. Nên khi bón nhiều phân trùn quế cũng không gây nóng cây như các loại phân hóa học khác. Sau khi giải độc, quan sát và theo dõi chăm sóc như bình thường.

5/ Vàng lá do côn trùng:

Do bọ trĩ hay nhện đỏ, chúng thích hút nhựa cây ở phía dưới của bản lá, làm toàn bộ lá cây bị vàng.

Biện pháp:

Thường xuyên kiểm tra vườn, để vườn mai có độ thông thoáng và lưu ý các đối tượng như nhện đỏ, bọ trĩ. Bạn có thể dùng Regent 800WP để trị rất hiệu quả.

6/ Vàng lá do đất nhiễm phèn:

Cây mai vàng đều, lá nhỏ dần, chậm phát triển do không hút được dinh dưỡng.

Biện pháp:

Khử phèn bằng cách bón vôi trước 15 – 20 ngày sau đó cải tạo đất bằng phân trùn quế giúp cho bộ rễ mai phát triển tốt thoát khỏi tình trạng nhiễm phèn. Do trong phân trùn quế có chứa các kén trùn để cải tạo đất (chỉ duy nhất loại phân hữu cơ này mới có), chứa các vi sinh vật tự nhiên để cung cấp cho đất. Vì thế càng bón nhiều phân trùn quế, đất càng được bổ sung chất mùn, hệ vi sinh vật có ích làm tốt đất và giúp bộ rễ cũng như cây phát triển hơn.

7/ Vàng lá do bệnh:

Như bị cháy lá, bị thán thư lá, đốm lá hoặc bị nấm trên cành cũng làm vàng lá. Bệnh cháy lá khi bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Ban đầu xuất hiện ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.

Thán thư: Lá bị thối nhũn bắt đầu ở một điểm trên bề mặt, sau đó lan rộng ra thành từng vòng tròn lớn, phần bệnh sẽ bị khô vào lúc trời nắng. Lá sẽ bị khô thủng ở những phần này. Bệnh phát triển, lây lan mạnh nếu điều kiện môi trường nóng và ẩm kéo dài.

Đốm lá: đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt. Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non.

Bệnh nấm hồng: trên cành cây mai vàng, thường có một lọai nấm bệnh màu nâu đỏ. Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đọan cành, làm cho lá bị vàng và rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy.

Biện pháp:

Thường xuyên kiểm tra vườn, thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được đem tiêu hủy. Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh. Định kỳ phun thuốc gốc Đồng (Coc 85WP + chất bám dính,…) và phân bón lá, phân trùn quế cho cây mai, ngoài ra bạn có thể dùng Anvil, Ridomil gold… để trừ nấm.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

THÔNG TIN